Hiện tượng tôm bị chậm lớn tại các vùng nuôi trồng tôm thẻ thâm canh, vùng nuôi công nghệ cao đang khiến bà con nông dân vô cùng bối rối.
Dưới sự phát triển mạnh của nhiều mô hình nuôi tôm tại ĐBSCL nói riêng và trên cả nước nói chung, người nuôi đang ngày càng quen thuộc và thành thạo hơn trong việc ứng dụng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp sử dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển đáng khích lệ đó, người nông dân nuôi tôm cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách mới về bệnh dịch, hay tình trạng phát triển kém của con tôm giống. Trong đó vấn đề đang khiến bà con nuôi tôm đau đầu nhất phải kể đến việc tôm chậm lớn, chậm phát triển trong quá trình nuôi trồng.
Vậy nguyên nhân vì sao tôm bị chậm lớn và kém phát triển, đâu là những hướng khắc phục triệt để và hiệu quả nhất khi gặp phải tình trạng này? Bài chia sẻ dưới đây sẽ thay bà con đi tìm câu trả lời chính xác.
Vì sao tôm chậm lớn?
Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm nuôi chậm lớn, kém phát triển làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi trồng. Ở đây chúng ta có thể chia làm nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan đến từ việc dịch bệnh có cơ hội xâm nhập vào môi trường nuôi trồng. Hiện nay, người khi phát hiện tình trạng dịch bệnh ở giai đoạn muộn – “thời gian vàng” đã qua và hiệu quả điều trị (nếu có) cũng ở mức tương đối thấp.
Đó là còn chưa kể đến tình huống vì quá nôn nóng, nhận định chưa đúng đắn về vai trò của từng nhóm thuốc điều trị, nên người nuôi thường vội vàng kết hợp quá nhiều loại có tác dụng hoắc nghe bạn bè giới thiệu với nhau trong quá trình đẩy lùi dịch. Dẫn đến hiệu quả phòng chống dịch bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng.
Một số loại thuốc không phù hợp về cơ chế điều trị kết hợp, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay không phù hợp với điều kiện sinh trưởng, tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng của tôm cũng làm cho tình trạng bệnh dịch khó lòng thuyên giảm.
Nhóm nguyên nhân chủ quan thì đến từ 3 lý do chính gồm định hướng thả nuôi, môi trường nuôi trồng và chất lượng dinh dưỡng cho tôm giống.
Trước tiên, mỗi mô hình hay quy mô nuôi trồng tôm giống có các điều kiện tương đối khác biệt. Một số người nuôi thường có quan điểm cho rằng mật độ nuôi thả càng cao thì năng suất càng lớn, kéo theo sản lượng đi lên. Đây là một suy nghĩ sai lầm và cũng góp phần ảnh hưởng đến năng lực phát triển của tôm.
Mỗi mô hình nuôi trồng đều có kỹ thuật hay mật độ thả nuôi thích hợp riêng biệt, sức tải và điều kiện của từng ao nuôi cũng không thể giống nhau. Mỗi nhận định sai lệch, không đầy đủ trong định hướng nuôi thả đều dẫn đến hệ luỵ là tôm chậm lớn, tôm kém phát triển.
Tiếp đó là nguyên nhân đến từ việc đánh giá sai các yếu tố, đặc tính môi trường nuôi tôm. Ảnh hưởng đến lựa chọn thức ăn nhằm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thường ngày của tôm.
Hai nguyên nhân kép cùng xảy đến một lúc, khiến khả năng hấp thụ và tiêu hóa dinh dưỡng của tôm gặp cản trở, tôm không đủ dinh dưỡng trưởng thành, làm giảm đi tính hiệu quả và năng suất mùa vụ.
Hướng khắc phục tình trạng tôm chậm lớn
Tất nhiên những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, kém phát triển cũng đồng thời mở ra câu trả lời cho người nuôi tôm – làm thế nào để khắc phục tình trạng tôm chậm lớn?
Đầu tiên cần nâng cao nhận thức về chế độ dinh dưỡng thường ngày, kiểm soát tốt môi trường nuôi thả tôm và đồng thời bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm cho quá trình phòng chống dịch bệnh tôm nuôi.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc bị cấm, thuốc không rõ nguồn gốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc với nhau – đặc biệt khi bản thân chưa nắm rõ các cơ chế tác dụng của thuốc.