Hướng dẫn thả giống để nuôi tôm gan ruột tốt & đạt đầu con
Thả giống là một trong những bước đi đầu tiên để khởi động mùa vụ tôm nuôi, vì vậy khâu thả giống cũng cần được lưu tâm và đầu tư kỹ thuật hiệu quả nhất. Có một số chi tiết người tham gia nuôi tôm cần lưu ý khi thả giống như sau: vị trí thả giống thích hợp, thuần nước trước khi thả giống, chuẩn bị đón tôm giống hiệu quả,…
Vị trí thả giống thích hợp
Khi thả giống cần ưu tiên vị trí thả ở gần các con đường lớn, thuận lợi cho xe cơ giới qua lại vì như thế sẽ tối ưu thời gian, công sức cũng như nguồn nhân lực khi tiến hành thả giống. Đồng thời, vị trí thả giống cũng cần đảm bảo các yếu tố thủy lý quan trọng như hướng gió, mực nước, hàm lượng oxy hòa tan trong nước,…
Vị trí thả giống tôm cần nằm ở đầu gió để đảm bảo nguồn nước sạch, các chất bẩn không bám nhiều vào khu vực thả giống, tôm giống sau khi thả cũng phân tán đều và mạnh hơn so với hướng ngược gió.
Thuần nước trước khi thả tôm giống
Cần biết rằng muốn nuôi tôm để gan ruột tốt & đạt đầu con, các chỉ số về nguồn nước trong ao nuôi là vô cùng quan trọng. Vì chất lượng cũng như các chỉ số nước ở trại giống với vị trí thả giống không giống nhau, luôn có sự chênh lệch nhất định về độ mặn, kiềm hay độ pH trong nước.
Sau khi chuẩn bị bể thuần nước, người tham gia nuôi tôm cần nhanh chóng kiểm tra và so sánh các chỉ số nước giữa nước trại giống với nước bể thả. Tùy thuộc vào sức khỏe cũng như độ chênh lệch chỉ số giữa hai môi trường nước, bà con nông dân sẽ điều chỉnh tốc độ bơm nước từ bể thả giống vào bể thuần – giúp cân bằng dần các chỉ số quan trọng của môi trường nước.
Chuẩn bị đón tôm giống hiệu quả
Quá trình chuẩn bị đón tôm giống ở vào giai đoạn gần cuối, quyết định phần lớn hiệu quả của quy trình thả tôm giống. Cần tính toán và phân bổ thời gian, nguồn lực hợp lý tùy vào số lượng cùng với quy mô thả tôm giống.
Ngoài việc chuẩn bị bể thuần, người tham gia thả tôm giống còn cần chuẩn bị các khung tre giúp cố định tôm nếu thả thẳng. Lưu ý chuẩn bị trước một số lượng dưỡng chất, vitamin cần thiết để bổ sung ngay lập tức sau khi thả giống. Giúp tôm giống hạn chế tình trạng bị sốc, stress dễ dẫn đến suy giảm tỉ lệ tôm sống. Đồng thời chuẩn bị một số công cụ cần thiết để kiểm tra pH, kiểm tra độ kiềm trong suốt quá trình sau thả giống.
Hướng dẫn bảo vệ gan tụy tôm giống
Gan tụy nằm ở tuyến giữa của hệ tiêu hóa tôm giống, là vị trí đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm nhưng đồng thời cũng là chi tiết dễ mang lại dịch bệnh không mong muốn trên tôm giống.
Khi gan tụy tôm giống mắc bệnh sẽ để lại nhiều rủi ro khó lường như giảm sức khỏe tôm, ảnh hưởng khả năng tiêu hóa, suy giảm khả năng chống độc của tôm,… dẫn đến tôm giống bị stress, suy yếu hay thậm chí là chết hàng loạt. Một số giải pháp bảo vệ gan tụy, giúp người nuôi tôm để gan ruột tốt & đạt đầu con như sau:
- Sử dụng hệ thống tuần hoàn khép kín nhằm hạn chế ô nhiễm
- Loại bỏ mầm bệnh bằng cách khử trùng bằng clo, ozone,…
- Thiết lập quần thể vi sinh cân bằng trong ao nuôi tôm
- Thường xuyên theo dõi và đánh giá các chỉ số trong ao
- Tôm bố mẹ không có EMS để hạn chế tình trạng EMS ấu trùng
Trên đây là một số bí quyết nuôi tôm để gan ruột tốt & đạt đầu con, giúp bà con nông dân cùng với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp thuỷ sản trong và ngoài nước nâng cao hiệu suất mùa vụ của mình.